Mẹo bảo vệ giọng nói trong trẻo

Bỏ hút thuốc lá, uống đủ nước, hạn chế la hét và không hắng giọng là cách giữ thanh quản khỏe, không khàn tiếng.

Giọng nói đóng vai trò quan trọng trong cuộc sống hàng ngày. Tuy nhiên, chúng ta thường dễ mất giọng sau khi mắc bệnh cảm lạnh, dị ứng thời tiết, với triệu chứng ho và khàn giọng. Dưới đây là những cách giữ gìn và bảo vệ giọng nói.

Bỏ hút thuốc lá, rượu bia

Hút thuốc lá có thể đưa nicotine, hóa chất và hơi nóng hít vào phổi. Từ đó, thuốc lá gây viêm, sưng tấy, kích thích dây thanh âm và tăng nguy cơ ung thư ở các cơ quan như miệng, mũi, họng và phổi.

Uống nhiều rượu và cà phê có thể kích thích màng nhầy lót cổ họng, khô dây thanh âm và làm căng dây thanh quản. Do đó, mỗi người nên bỏ hút thuốc lá, hạn chế uống nhiều rượu và cà phê để tránh mất nước.

Uống nước là cách bôi trơn cổ họng nên cần uống đủ nước mỗi ngày. Thực phẩm giúp tăng hydrat hóa, tốt cho họng là táo, lê, dưa hấu, đào, dưa, nho, mận, ớt chuông.

Tránh nói quá to

La hét, cổ vũ ầm ĩ và nói chuyện ở nơi có tiếng ồn quá lớn có thể gây căng thẳng không cần thiết cho dây thanh âm. Theo thời gian, dây thanh âm sưng và đỏ lên, dẫn đến thay đổi trong nếp gấp thanh quản.

Làm nóng cổ họng trước khi nói

Làm ấm giọng không chỉ dành cho ca sĩ. Để bảo vệ giọng nói, mọi người có thể rung môi hoặc lưỡi vào buổi sáng, hát hoặc thổi bong bóng qua ống hút vào chai nước để giúp thở tốt hơn, giảm căng thẳng cho cổ họng và hàm.

Giọng nói tốt là yếu tố quan trọng trong giao tiếp. Ảnh: Freepik

Khắc phục trào ngược dạ dày

Axit trào ngược từ dạ dày lên cổ họng có thể làm tổn thương dây thanh âm. Người mắc bệnh này nên theo dõi sức khỏe và đến viện điều trị. Dấu hiệu của trào ngược axit bao gồm ợ nóng thường xuyên, miệng có mùi vị khó chịu vào buổi sáng, đầy hơi, ợ hơi, có khối u ở phía sau cổ họng và khàn giọng.

Không hắng giọng

Khàn tiếng là dấu hiệu cảnh báo dây thanh âm đang bị kích thích, khiến cơ thể không ngừng hắng giọng. Người mắc bệnh cảm lạnh cũng có thói quen hắng giọng thường xuyên vì ho dữ dội. Nếu cổ họng khô, mệt mỏi hoặc giọng nói ngày càng khàn, mỗi người nên hạn chế nói và nhấp ngụm nước hoặc ngậm một viên kẹo thông cổ.

Thở đúng cách

Luyện tập kỹ thuật thở tốt là cách giúp giọng nói rõ ràng hơn. Một số bài tập thở có ích cho thanh quản là thở mím môi và thở bằng cơ hoành (bụng).

Để thở bằng cơ hoành đúng cách, hãy tập luyện trước ở tư thế nằm ngửa. Tiếp đến, đặt một tay lên ngực và tay kia lên xương sườn. Sau đó, hít sâu đến khi bụng phồng lên và thở ra. Nếu thở đúng, xương sườn trồi lên và hạ xuống nhưng ngực và vai không cử động. Lặp lại 5-10 phút mỗi ngày. Khi quen thuộc hơn, hãy thở cơ hoành khi ngồi và cuối cùng là đứng.

Cẩn trọng khi tự lấy ráy tai

Nhiều người cho rằng ráy tai là chất thải bụi bẩn của cơ thể, nên thường xuyên tìm mọi cách loại bỏ, tuy nhiên nó không hoàn toàn vô dụng.

Theo phó giáo sư Lê Công Định, Trưởng khoa Tai - Mũi - Họng, Bệnh viện Bạch Mai (Hà Nội), trong các bộ phận của tai ngoài sụn, xương còn có da ống tai, trong đó có tuyến ráy. Tuyến này tiết ra chất nhày tạo lớp màng mỏng vàng hơi sền sệt phủ ống tai ngoài gọi là ráy tai. Cơ thể bài tiết hết lớp này lớp khác.

Thực tế, ráy tai có vai trò quan trọng với cơ thể. Trong ráy tai có chứa mỡ, protein, chất kháng sinh giúp chống lại vi khuẩn, bôi trơn lớp da ở ống tai, bảo vệ da ống tai không bị viêm nhiễm. Ngoài ra, nó cũng có tác dụng bảo vệ tai khỏi âm thanh quá lớn, làm lớp đệm giúp giảm âm từ bên ngoài vào tai như tiếng sét, tiếng còi ôtô.

Bác sĩ khuyên không tự ý lấy ráy tai tránh làm xước da ống tai, thậm chí thủng màng nhĩ. Ảnh: N.Phương. 

Tai có cấu tạo đặc biệt, ống tai nằm chếch, có độ nghiêng nên ráy tai có có thể tự rơi ra ngoài khi chúng ta nhai, nuốt, lắc đầu… Nếu thấy ngứa khó chịu có thể dùng miếng bông rất nhỏ cho vào ngón tay út thấm nhẹ nhàng hoặc dùng tay ấn nhẹ nhàng bên ngoài. Nước vào tai gây ù thì chỉ cần nghiêng đầu lắc lắc nước có thể rơi ra ngoài.

“Nhiều người có thói quen tắm xong là dùng vật nhọn cứng, vật cứng, dùng tăm bông ngoáy tai, có thể làm tổn thương da ống tai, gây viêm ống tai, đau, ngứa, viêm nhiễm. Càng ngoáy tuyến tiết ra càng nhiều ráy càng viêm nhiễm và ngứa”, phó giáo sư Định lý giải.

Nhiều người chảy máu, đau tai vì khi lấy ráy tai vô tình làm rách màng nhĩ, rách tai. Thói quen dùng bông ngoáy tai vô tình đẩy cục ráy đang ở ngoài sát vào trong, nén dần thành khuôn khiến tai bị ù đặc. Có bệnh nhân phải đến bác sĩ 2-3 lần mới lấy hết được ráy tai. 

Bác sĩ khuyên người dân không nên tự ý ngoáy tai hay ra hàng cắt tóc nhờ lấy hộ, các bà mẹ không nên tự ngoáy tai cho con. Người có nhiều ráy tai nên đến bác sĩ tai mũi họng có dụng cụ chuyên dụng giúp làm sạch tai mà không gây tổn thương.

Phương Trang

Cấy tế bào gốc điều trị nghe kém: đã được thực hiện chưa?

Câu hỏi về cấy tế bào gốc điều trị nghe kém được nhiều bệnh nhân nghe kém và người nhà đặt ra. Thể hiện sự mong đợi một phương pháp thần kỳ có thể mang trả lại âm thanh cuộc sống cho họ.

Trên thực tế, tế bào gốc mở ra một lãnh vực nghiên cứu y khoa rất to lớn và nhiều hứa hẹn là một phương pháp kỳ diệu có thể chữa khỏi nhiều bệnh nan y, tuy nhiên việc ứng dụng trên người vẫn còn đang trong vòng nghiên cứu, bao gồm cả điều trị mất thính lực.

Cho đến nay, máy trợ thính và cấy ghép ốc tai điện tử vẫn là các phương pháp tiên tiến nhất đã và đang giúp rất nhiều trong việc giải quyết tình trạng mất thính lực.

Với sự tiến bộ của y học, tế bào gốc có thể sẽ sớm là một phương pháp điều trị mất thính lực khác. Liệu pháp tế bào gốc giúp tái tạo những phần tai bị tổn thương mà không cần đến thiết bị trợ thính. Nhưng vẫn còn nhiều việc phải làm trước khi phương pháp điều trị bằng tế bào gốc chữa mất thính lực có thể thực hiện rộng rãi  .

Vậy thì khi nào phương pháp này được phổ biến?

Các tế bào lông bên trong ốc tai của tai trong giúp chúng ta nghe được, tổn thương các tế bào lông này có thể dẫn đến mất thính lực vĩnh viễn.

TÌM HIỂU NGUYÊN NHÂN GÂY Ù TAI LÀ GÌ VÀ CÁCH ĐIỀU TRỊ HIỆU QUẢ

Bạn thường xuyên nghe thấy trong tai có âm thanh “ù ù” hoặc âm thanh vo ve của côn trùng. Đây là một trong những vấn đề khá phổ biến gây tác động xấu đến sức khỏe và các mối quan hệ xã hội của người bệnh. Hãy cùng chuyên gia y tế tìm hiểu nguyên nhân gây ù tai là gì và cách điều trị hiệu quả, nhằm phòng ngừa và đẩy lui bệnh nhanh chóng.

 

Ù TAI LÀ BỆNH GÌ? BIỂU HIỆN RA SAO?

Ù tai được biết đến là một triệu chứng bệnh lý ở tai có liên quan đến các rối loạn ở hệ tuần hoàn, hệ thần kinh, cấu trúc bên trong tai.

Ù tai được chia thành 2 loại:

Ù tai khách quan: Người ngoài cũng có thể nghe thấy âm thanh ù tai ở bệnh nhân khi đứng gần hoặc sử dụng ống nghe.

Ù tai chủ quan: Trường hợp này chỉ có bệnh nhân mới nghe thấy âm thanh “ù ù” trong tai, liên quan đến các bệnh lý tại chỗ, chiếm 95% trường hợp bị ù tai.

Các biểu hiện của chứng ù tai khá dễ nhận biết:

♦ Trong tai phát ra âm thành ù ù, vù vù, xì xì, tách tách,…

♦ Tiếng ù tai có thể phát triển của một hoặc cả hai bên tai.

♦ Bệnh nhân bị đau đầu, chóng mặt, đau vai gáy, đau cổ, đau tai, đau thái dương hàm,…

♦ Bệnh nhân nghe không rõ, hoặc tai chỉ nghe thấy âm thanh ù ù.

Ảo giác thính giác

https://vnexpress.net/ao-giac-thinh-giac-4485392.html

Ảo giác thính giác khiến bạn nghe thấy giọng nói hoặc tiếng động không tồn tại trong thực tế; thường vô hại nhưng cũng có thể là dấu hiệu về thần kinh.

Ảo giác thính giác xảy ra khi bạn nghe thấy giọng nói, tiếng kêu, tiếng động, tiếng nhạc... Những âm thanh bạn nghe có vẻ như thật nhưng không phải vậy. Hai loại ảo giác thính giác chính là nghe thấy giọng nói và nghe thấy âm thanh hoặc tiếng động. Nếu bạn gặp ảo giác thính giác ngay khi đang ngủ hoặc thức dậy có thể không đáng lo ngại. Theo thông tin của Bệnh viện Cleveland Clinic (Mỹ), khoảng 70% người trải qua những loại ảo giác này ít nhất một lần. Trường hợp bạn gặp phải ảo giác thính giác khi tỉnh táo có thể là triệu chứng của tình trạng sức khỏe tâm thần hoặc thần kinh.

Các nhà khoa học vẫn chưa biết cơ chế chính xác nguyên nhân gây ra ảo giác thính giác nhưng có một số giả thuyết như kích hoạt tự phát của mạng lưới thính giác trong não; sự mất cân bằng của dopamine, serotonin - những chất dẫn truyền thần kinh.

Nhiều người bị tâm thần phân liệt trải qua ảo giác thính giác thường là nghe thấy giọng nói. Tâm thần phân liệt gồm một tình trạng đơn lẻ hoặc một loạt các tình trạng thuộc loại rối loạn tâm thần. Bệnh tâm thần phân liệt được đặc trưng bởi rối loạn tâm thần, gặp ảo giác, ảo tưởng...

Hút thuốc lá tăng nguy cơ giảm thính lực

 https://vnexpress.net/hut-thuoc-la-tang-nguy-co-giam-thinh-luc-4480308.html

Hút thuốc lá tăng nguy cơ giảm thính lực

Hút thuốc lá trực tiếp hay thụ động đều có thể gây tác động lớn đến thính lực theo một số nghiên cứu.

Một nghiên cứu đăng trên tạp chí JAMA vào tháng 1/2022 cho thấy, mối liên hệ giữa hút thuốc thường xuyên và các vấn đề về thính giác. Nghiên cứu này xem xét các trường hợp mất thính lực trong hơn 30 năm giữa ba nhóm: người chưa bao giờ hoặc từng hút thuốc, người bỏ thuốc lá trong thời gian nghiên cứu và người vẫn hút thuốc trong thời gian nghiên cứu.

Qua các bài kiểm tra thính giác, nhóm vẫn hút thuốc lá phản ứng kém với âm thanh so với hai nhóm còn lại. Những người hút thuốc lá thụ động có nguy cơ mất thính giác cao gấp hai lần so với người không hoặc ít tiếp xúc với khói thuốc lá.

Theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh (CDC) Mỹ, hút thuốc lá thụ động gây ra nhiều vấn đề sức khỏe ở trẻ sơ sinh và trẻ em. Một số tình trạng thường gặp như hen suyễn, nhiễm trùng đường hô hấp, viêm tai giữa và hội chứng đột tử ở trẻ sơ sinh... Trong một số trường hợp, nhiễm trùng tai ở trẻ có thể dẫn đến mất thính giác.

Hút thuốc lá làm suy yếu hệ thống miễn dịch, gây tổn thương lên các mô trong mũi và cổ họng khiến chúng dễ bị nhiễm trùng ảnh hưởng đến tai.

Chất nicotine và carbon monoxide có trong thuốc lá và khói thuốc đều làm giảm nồng độ oxy trong máu. Điều này làm co mạch máu trên toàn cơ thể gồm cả những mạch máu ở tai trong chịu trách nhiệm duy trì sức khỏe của tế bào tóc. Chất này còn có thể can thiệp vào chất dẫn truyền thần kinh trong dây thần kinh chịu trách nhiệm giúp não nhận biết âm thanh đang nghe, giải phóng các gốc tự do có thể làm hỏng DNA và gây bệnh. Điều này khiến người hút thuốc lá chủ động và thụ động nhạy cảm với tiếng ồn lớn dẫn đến dễ mất thính lực.

Đau tai, viêm tai giữa ở trẻ

Đau tai, viêm tai giữa ở trẻ: Thận trọng với biến chứng viêm tai xương chũm cấp tính

10-01-2022 9:53 AM | Bệnh trẻ em

 https://suckhoedoisong.vn/dau-tai-viem-tai-giua-o-tre-than-trong-voi-bien-chung-viem-tai-xuong-chum-cap-tinh-169220109205125628.htm

SKĐS - Viêm tai xương chũm cấp tính thường xuất hiện sau viêm tai giữa, nguyên nhân là do viêm tai không được điều trị triệt để, có thể dẫn đến nhiều biến chứng, trong đó có viêm xương chũm. Nếu không được phát hiện sớm có thể có phản ứng màng não như mê sảng, co giật.

Cảnh giác với viêm tai xương chũm

SKĐS - Viêm tai xương chũm có thể gặp ở mọi đối tượng, tuy nhiên đối tượng có nguy cơ mắc bệnh cao nhất là những người có sức đề kháng kém, trẻ nhỏ,... Nếu không điều trị kịp thời có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm.

1. Viêm tai xương chũm ở trẻ em là gì?

Xương chũm là loại xương xốp, đây là một bộ phận cấu thành của tai giữa. Chứa nhiều thông bào trong đó có một thông bào lớn nhất, đây là nơi hòm tai thông với xương chũm. Chính vì cấu tạo như vậy, nếu trẻ bị viêm tai giữa không được điều trị hoặc điều trị không đúng cách, hoặc do sức đề kháng của cơ thể quá yếu trong trường hợp sau khi người mắc bệnh sởi, cúm, trẻ suy dinh dưỡng, độc tính của vi khuẩn quá mạnh có thể sẽ gây viêm xương chũm.

Viêm xương chũm là tình trạng tổn thương lan vào xương chũm ở xung quanh sào bào - tai giữa. Viêm xương chũm cấp tính là tình trạng viêm các thông bào xương chũm trong xương thái dương. Tình trạng này luôn kèm theo viêm tai giữa cấp tính và có thể là một bước tiến triển nặng hơn của một viêm tai giữa mạn tính.

Cấu trúc giải phẫu liên quan giữa tai giữa và xương chũm.

2. Nguyên nhân viêm tai xương chũm cấp ở trẻ

Nguyên nhân viêm tai xương chũm ở trẻ thường do các loại vi trùng: Streptococcus pneumoniae, Haemophilus influenzae và Streptococci nhóm A (GAS). Ngoài ra, có thể còn do Pseudomonas Aeruginosa, vi khuẩn gram âm và kị khí. Các nghiên cứu cho thấy các yếu tố thuận lợi gây tình trạng viêm tai xương chũm ở trẻ là viêm tai giữa cấp ứ mủ không được điều trị đúng, kịp thời hoặc quá trình điều trị muộn, chích nhĩ tháo mủ quá muộn. Các yếu tố như: Lỗ thủng màng nhĩ nhỏ hoặc bị bít tắc không dẫn lưu được mủ. Hoặc trẻ mắc bệnh nhiễm trùng nặng làm mất sức đề kháng như sởi, cúm… Thể trạng suy yếu, người có suy giảm miễn dịch nhất là những trẻ em ốm yếu, suy dinh dưỡng… cũng có thể là yếu tố gây viêm tai xương chũm.

ADVERTISING

3. Dấu hiệu nhận biết viêm tai xương chũm cấp ở trẻ

Tuỳ từng trường hợp cụ thể mà viêm tai xương chũm ở trẻ có các biểu hiện khác nhau. Các biểu hiện của bệnh thay đổi theo tuổi và giai đoạn bệnh. Tuy nhiên, có thể có các biểu hiện như:

- Trẻ sốt, có thể sốt cao hoặc không cao

- Trẻ ăn kém, mệt mỏi, bứt rứt hoặc quấy khóc.

Page 1 of 7
  • Tri Ân Khách Hàng

    Kỷ Niệm 10 Năm Hoạt Động

    Khuyến mãi đặc biệt đến hết 31/12/2019

  • Hotline

    Tư vấn: 0903168101

  • Địa Chỉ Duy Nhất

    201 Đường 3/2, P.9, Q.10, Tp.HCM

Trung tâm thính học Sài Gòn

Trung tâm thính học Sài Gòn chuyên kinh doanh máy trợ thính cho người điếc, cho người già, cho trẻ với các loạn máy trợ thính không dây  siêu nhỏ, tai nghe trợ thính tốt nhất với giá rẻ nhất.

 

Trung tâm thính học Sài Gòn